- Phía bên trái của lưu đồ, ta thấy đó là các giao dịch dẫn đến tăng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng trong doanh nghiệp. Nếu tăng tiền mặt, kế toán lập phiếu thu, nếu tăng tiền gửi ngân hàng, kế toán nhận được ủy nhiệm chi hoặc sao kê ghi "có" của ngân hàng do doanh nghiệp mở tài khoản gửi qua email hoặc bản in cuối tháng.
- Nguyên tắc của hạch toán kế toán là luôn cần đến phiếu kế toán để ghi sổ kế toán (chứng từ - sự chứng minh bằng giấy tờ của các bên có liên quan), tiếp theo đó, chứng từ kế toán lại được lập dựa trên chứng từ gốc hoặc mệnh lệnh quản lý nội bộ (hóa đơn, biên bản, quy chế, quyết định, thông báo, chỉ thị quản lý trực tiếp...). Vậy nên ở một số tài liệu, người ta còn gọi "chứng từ kế toán" là chứng từ thừa hành - chứng từ có tính chất thừa hành. Trường hợp này, phiếu thu hoặc báo có của ngân hàng là chứng từ thừa hành. Phiếu thu tiền và báo có là căn cứ ghi vào nhật ký chung, sổ cái tài khoản, sổ chi tiết tài khoản (sổ quỹ, sổ chi tiết giao dịch ngân hàng).
- Với cách hiểu và lập luận tương tự, dòng tiền ra của doanh nghiệp dựa vào phiếu chi và UNC. Một số ngân hàng thương mại cho khách hàng giao dịch ủy nhiệm chi bằng "Lệnh Chi". Đối với các giao dịch rút tiền mặt từ tài khoản để chi tiêu, ngân hàng thương mại yêu cầu doanh nghiệp thực hiện qua SEC hoặc Giấy lĩnh tiền mặt.
- Ngày nay, khi dịch vụ internetbanking phát triển, hầu hết các giao dịch thu tiền, UNC tiền ngân hàng được thực hiện qua mạng với tài khoản quản lý khách hàng do ngân hàng cấp và thường gắn với chữ ký số (Token) để đảm bảo an toàn giao dịch chi trả tiền qua ngân hàng.
- Đối với giao dịch chi tiền, giao dịch này thường được quản lý chặt hơn giao dịch thu tiền. Chi tiền thường phải tham chiếu tới quy định quản lý tài chính nội bộ của doanh nghiệp, có chứng từ gốc và được phép chi (phê duyệt) của người quản lý có thẩm quyền.
http://startup.edu.vn/ke-toan-thuc-hanh-tien-mat-tien-gui-ngan-hang