Dạy kế toán, học kế toán..., như nở rộ những năm gần đây, nhưng một thực trạng vẫn đang được xã hội, truyền thông, cộng đồng doanh nghiệp trăn trở là số lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành kế toán ngày càng đông mà doanh nghiệp thì vẫn thiếu nguồn nhân lực này. Vấn đề đó nên nhìn nhận thế nào? Đâu là nguyên nhân? Nếu bạn là một trong những người học ngành kế toán mà đang thất nghiệp hoặc làm trái ngành hoặc đang thấy mình chưa tự tin với chuyên ngành đã học thì bạn nên hành động hay vận động thế nào với tương lai của mình?
Tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có chuyên ngành kế toán và truyền thống đào tạo kế toán thì số lượng sinh viên chuyên ngành kế toán gia tăng là điều dễ hiểu khi mà yêu cầu tăng của nhân lực ngành kế toán cùng với sự bùng nổ của khối doanh nghiệp tư nhân từ sau 2005. Xu hướng, yêu cầu đó, các trường dân lập mới mở, các trường mà từ lâu chỉ có các ngành sư phạm, kỹ thuật... thì nay cũng mở ngành kế toán và quản trị kinh doanh. Thêm vào đó, các chương trình đào tạo từ xa, đào tạo kế toán ngắn hạn, các chương trình đào tạo liên kết dưới nhiều hình thức công tư cũng góp phần "cho ra lò" lực lượng nhân sự được đào tạo chuyên ngành kế toán ngày càng đông đảo. Một cơ số lớn lao động sau đào tạo này vẫn đang thất nghiệp, "đóng góp" vào tình hình thất nghiệp hoặc làm tạm bợ trái ngành ngày càng lớn. Điều này nghe thật bị quan! Nhưng đó là sự thật, đó là trăn trở và cũng là một "nghịch lý". Nghịch lý khi mà lẽ ra với số lượng được đào tạo đông đảo hàng năm như thế thì các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa không còn khan hiếm nhân sự kế toán mới đúng, nhưng không phải vậy. Người thất nghiệp cứ thất nghiệp, doanh nghiệp thiếu nhân sự kế toán cứ thiếu (!). Tức là vừa thừa, vừa thiếu... Không riêng gì ngành kế toán, nhiều ngành khác như quản trị kinh doanh... cũng có thực trạng tương tự, nhưng tác giả xin chỉ đề cập tới lĩnh vực kế toán trong khuôn khổ bài viết này.
Đứng ở góc độ người tuyển dụng, nếu bạn gặp và hỏi khoảng 10 người đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học ngành kế toán, với câu hỏi "em đã sẵn sàng làm kế toán chưa?", tôi tin rằng phần lớn trong số đó "ậm ừ" không thể trả lời. Có người sau khi tốt nghiệp thì nhận thấy kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và am hiểu luật pháp chuyên ngành của mình không đủ để "sẵn sàng" làm việc. Có người thì vì tính cách quá e dè, thậm chí có suy nghĩ tiêu cực rung sợ tới mức "sợ ở tù" nên chưa dám kiếm việc kế toán..., một số khác thì bối rối vì yêu cầu kinh nghiệm từ nhà tuyển dụng... Vậy là họ sẽ chấp nhận kiếm một công việc đầu đời ở một lĩnh vực khác như bán hàng, nhân viên phục vụ, bán hàng đa cấp để kiếm thu nhập trang trải cho cuộc sống khó khăn sau khi ra trường,… số khác thì chấp nhận (đôi khi may mắn mới có được) làm “tập sự” không công tại một số công ty/doanh nghiệp mà họ được chấp nhận làm việc không nhận lương. Nhóm kiên trì và có điều kiện hơn thì lại tìm tới các chương trình đào tạo kế toán ngắn hạn theo hướng đào tạo kế toán thực hành, đào tạo kế toán thuế hay muôn vàn lời rao quảng cáo hiện nay tràn lan trên mạng. Cũng có người chọn được đúng thầy đúng thợ, thì sau một vài tháng đã “bắt đầu biết làm kế toán đơn giản” hoặc biết làm khai báo thuế, phần lớn còn lại khi lựa chọn con đường này thì vẫn “tiền mất tật mang”.
Vậy lý do là ở đâu? Dưới góc nhìn của người viết bài, xin được nêu ra vài điều sau để các bạn luận bàn:Phần 1: Nói về dạy kế toánhọc kế toán hiện nay.
Có thể còn nhiều điều nữa còn phải bàn, song người viết bài xin tạm nêu 9 điểm trên để những ai đang dạy, đang học kế toán cùng suy ngẫm và đóng góp quan điểm. Ở bài tiếp theo, người viết bài xin được mạo muội nêu thêm 9 điểm đối nghịch ở góc nhìn đối với người |
Dạy kế toán - học kế toán | Tốt nghiệp mà thất nghiệp...
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét